NÊN MUA DU THUYỀN ĐỘNG CƠ TRONG HAY ĐỘNG CƠ NGOÀI
Một chiếc du thuyền đưa bạn và gia đình tận hưởng những khoảng thời gian tuyệt vời nhất trên sông biển, động cơ mạnh mẽ sẽ đưa chiếc thuyền lướt êm trên mặt nước. Trong chuyến hải trình này, việc lựa chọn một chiếc thuyền với động cơ phù hợp sẽ giúp bạn hoàn toàn an tâm khi vận hành.
1/ LỊCH SỬ CỦA DU THUYỀN
Du thuyền là một chiếc thuyền hoặc tàu được dùng để giải trí hoặc thể thao. Từ du thuyền (Yacht) bắt nguồn từ tiếng Hà Lan. Jacht có nghĩa là săn, đọc là [iat] (ya’t), và ban đầu được định nghĩa là một chiếc thuyền buồm nhẹ và nhanh được sử dụng bởi Hải quân Hà Lan để đánh đuổi cướp biển và các nước xâm lược.
Sau khi Charles II của Anh lựa chọn nó làm con tàu để mang ông ta về Anh từ Hà Lan khi ông được phục hồi ngôi vua vào năm 1660. Nó chính thức được định nghĩa là một chiếc tàu hoàng gia phục vụ cho những nhân vật quan trọng của đất nước.
Thực tế thì khó có một định nghĩa cụ thể nào để mô tả một cách chính xác một chiếc thuyền trở thành du thuyền. Du thuyền khác với các loại thuyền khác chủ yếu là mục đích sử dụng phục vụ cho giải trí của nó, du thuyền thường được trang bị xa xỉ và dành cho những chủ nhân giàu có do nó có giá khá đắt. Chỉ đến khi có tàu hơi nước và các loại tàu gắn động cơ thì thuyền buồm nhìn chung mới trở thành loại du thuyền xa hoa. Tuy nhiên, kể từ khi mức độ xa xỉ của các du thuyền lớn hơn có xu hướng tăng lên thì du thuyền được dùng để chỉ thuyền buồm đua hoặc du thuyền đi dạo biển.
Du thuyền thường đủ lớn với một chỗ ngủ cho những chuyến đi qua đêm. Ngoài ra còn có thêm một số tiện nghi như nhà bếp, phòng tắm và một số tiện ích khác tùy vào từng dòng du thuyền.
Tùy vào kích thước của thuyền và mục đích sử dụng mà chúng ta sẽ lựa chọn động cơ ngoài (Outboard) hay động cơ trong (Inboard) phù hợp.
2/ DU THUYỀN ĐỘNG CƠ NGOÀI (OUTBOARD)
Động cơ ngoài là khối động cơ được gắn hoàn toàn bên ngoài và ở phía đuôi tàu. Có dải công suất nhỏ từ 300 đến 400 mã lực trở lại.
ƯU ĐIỂM
Ø Dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ, thuận tiện khi cần vận chuyển.
Ø Tối ưu diện tích khoang tàu vì được lắp đặt bên ngoài. Trọng lượng thân tàu nhẹ hơn.
Ø Động cơ bền bỉ mạnh mẽ. Giá thành rẻ hơn so với máy trong.
Ø Việc bảo trì bảo dưỡng thuận tiện ngay cả khi thuyền vẫn đậu trên mặt nước, không cần thiết phải kéo lên bờ.
Ø Thời gian bảo trì thực hiện nhanh hơn so với máy trong.
Ø Dễ dàng đạt vận tốc tối đa của động cơ.
- Phù hợp với đặc điểm sông đô thị hay khu vực sông biển có nhiều vật cản, nếu bị vướng vật cản, thao tác xử lý dễ dàng hơn.
- Khi thủy triều xuống thấp, dù tàu vẫn đậu trên mặt nước, chỉ với thao tác đơn giản, dễ dàng nâng động cơ lên để bảo quản.
- Khi vận hành trên khu vực sông có mực nước thấp, có thể điều khiển động cơ lên/xuống phù hợp theo mực nước, đảm bảo độ an toàn cho máy tốt hơn.
NHƯỢC ĐIỂM
Hạn chế công suất, mô-men xoắn không đủ để có thể vận hành một con tàu hoặc du thuyền kích thước lớn. Tuy nhiên, vẫn có thể gắn nhiều hơn một động cơ để vận hành tàu, du thuyền tải trọng lớn. Máy chiếm một phần diện tích đuôi tàu nên khá chiếm không gian phía sau. Đa phần là động cơ xăng, có thể gây khó khăn cho việc tìm kiếm nguyên liệu khi đang lên đên trên biển.
3/ DU THUYỀN ĐỘNG CƠ TRONG (INBOARD)
Động cơ trong là khối động cơ được lắp đặt bên trong khoang máy, có công suất phổ biến từ 200 mã lực đến 1550 mã lực.
ƯU ĐIỂM
Ø Máy hoạt động êm, tiếng ồn được giảm bớt vì được lắp đặt bên trong khoang.
Ø Phần diện tích đuôi trống để tận hưởng một sàng bơi đầy đủ.
Ø Công suất và mô-men xoắn lớn.
Ø Tiêu tốn ít nhiên liệu.
Ø Động cơ được gắn bên trong tàu và có khối lượng lớn nên giúp tàu giữ được trọng lực tốt hơn khi có sóng lớn.
NHƯỢC ĐIỂM
Ø Thời gian bảo hành, thay thế lâu hơn so với động cơ ngoài.
Ø Chiếm nhiều diện tích của khoang tàu.
Ø Việc bảo trì bảo dưỡng phải do kỹ thuật viên thực hiện.
Ø Khi có sự cố, bắt buộc phải kéo thuyền lên bờ hoàn toàn mới thực hiện được việc sửa chữa, bảo trì.
Ø Động cơ trong có giá cao hơn so với động cơ ngoài.
Ø Nhiên liệu sử dụng là xăng/dầu trong khoang động cơ kín, rủi ro cháy nổ nếu không phát hiện kịp khi bị rò rỉ nhiên liệu.
Ø Khi thủy triều thấp, động cơ dễ dính bùn cát, khi vận hành trở lại dễ bị ảnh hưởng máy.
Ø Phần đuôi cần được chăm sóc thường xuyên do nằm bên dưới nước toàn thời gian.
Có những loại du thuyền động cơ trong phổ biến nào:
- Động Cơ Trục Thẳng (Straight shaft Inboard Engine): Đây là loại cổ xưa và phổ biến nhất trong ngành công nghiệp tàu thuỷ.
- Động Cơ Chữ V (V-Drive Inboard Engine): loại động cơ gấp trục truyền động lại theo hình chữ V với mục đích tiết kiệm diện tích khoang động cơ.
- Động Cơ Pod (Pod Drive Inboard Engine): Động Cơ IPS là một trong những cách tân đáng kể nhất trong lĩnh vực động cơ cho du thuyền. Động Cơ Zeus là sự kết hợp giữa Brooks Stevens, Mercury Marine, and Cummins MerCruiser Diesel, được cho là "Hệ thống đẩy hàng hải tiên tiến nhất thế giới".
- Động Cơ Bề Mặt (Surface Drive Inboard Engine): Vô địch trong việc sử dụng ở các khu vực đầm lầy, vùng nước nông và nhiều chướng ngại vật với chân vịt siêu cứng.
- Động Cơ Thổi (Jet Drive Inboard Engine): Nguyên lý hoạt động của loại động cơ này có cả trên động cơ trong và động cơ ngoài. Và sẽ thường thấy nhất trên các chiếc xe máy nước/Jetski.
4/ SO SÁNH DU THUYỀN ĐỘNG CƠ NGOÀI VÀ ĐỘNG CƠ TRONG
GIÁ THÀNH
Vì cấu tạo phức tạp và nhiều chi tiết nên động cơ gắn trong có giá thành cao hơn so với động cơ gắn ngoài. Tuy nhiên điều đó cũng tương ứng với thời gian bảo hành, thay thế lâu hơn so với động cơ gắn ngoài.
LINH KIỆN, PHỤ KIỆN
Với du thuyền động cơ trong vì các linh kiện có cấu tạo phức tạp, nhu cầu thị trường không quá đa dạng nên việc tìm kiếm linh kiện, phụ kiện có thể gặp khó khăn. Thậm chí phải đặt hàng chờ sản xuất.
Với du thuyền động cơ ngoài, việc sửa chữa thuận tiện hơn so với động cơ trong nên khá được ưa chuộng. Việc cung cấp linh kiện – phụ kiện được các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm và luôn đảm bảo khách hàng dễ dàng có thể tìm mua.
CHI PHÍ BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG
Du thuyền động cơ trong được lắp đặt bên trong tàu, nên khi thực hiện công việc bảo trì hay sửa chữa yêu cầu kiến thức và chuyên môn kỹ thuật để thực hiện, do đó chi phí và thời gian thực hiện cũng cao hơn và kéo dài hơn.
Đối với động cơ gắn ngoài, việc bảo trì, bảo dưỡng cơ bản có thể được thực hiện bởi chủ tàu mà không yêu cầu kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật, các hãng sản xuất sẽ cung cấp tài liệu hướng dẫn chi tiết. Chỉ một số công việc đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn mới cần đến kỹ thuật viên.
5/ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LỰA CHỌN ĐỘNG CƠ TRONG HOẶC ĐỘNG CƠ NGOÀI CHO DU THUYỀN
Qua những phân tích trên, chắc hẳn bạn đã phần nào hình dung ra được ưu và khuyết điểm của những loại động cơ du thuyền phổ biến. Tuy nhiên, để ra quyết định mua du thuyền và đảm bảo rằng số tiền khủng bỏ ra là xứng đáng, ta cần xem xét thêm một vài yếu tố khác để đưa ra quyết định phù hợp như:
- Môi trường nước thường xuyên hoạt động
- Kích thước của tàu, thuyền
- Khả năng cơ động mong muốn
- Mức độ sử dụng thường xuyên
- Đặc điểm thời tiết của khu vực sử dụng
Với những thông tin hữu ích như trên, hi vọng bạn sẽ lựa chọn được loại động cơ phù hợp cho chiếc du thuyền của mình.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Du thuyên Yachting Việt Nam để tư vấn cho bạn nhé.
-------------------------------
DU THUYỀN YACHTING VIỆT NAM
☎ Hotline: 0987 769 960 - 0902 898 938
🏢 Địa chỉ: Showroom Yachting Việt Nam tại Câu Lạc Bộ Bến Du Thuyền Nam Sài Gòn SSMC: Số 9A, Trần Văn Trà, P. Tân Phong, Q7, TP.HCM
🌐 Website: Du thuyền Yachting Việt Nam
📺 Youtube: Du thuyền Yachting Việt Nam